Sinh thái,bộ phân dùng Ephedrales

Cây ưa khí hậu mát; mọc được nơi cằn cỗi. Ra hoa nhiều hàng năm, tái sinh chủ yếu từ hạt và cây chồi từ gốc.

Bộ phận dùng: toàn cây – herba ephedrae, thường gọi là Ma Hoàng.

Thành phần hóa học của cây:

thành phần chính chủ yếu là alkaloid có tên ephedrin. Tuy nhiên, tùy theo xuất xứ mà hoạt chất thay đổi

Những hoạt chất được tìm thấy từ cây ma hoàng là: ephedrin, d-pseudoephedrin, metyl ephedrin, d-N-metyl ephedrin, nor ephedrin… Trong đó, ephedrin là chất có tác dụng mạnh nhất, tỷ lệ hoạt chất này vào mùa thu thường cao hơn có thể đạt tới 1,3%, sau đó đến d-pseudo ephedrin chừng 0,2%.

Dược điển Trung Quốc có quy định vị ma hoàng dùng làm thuốc phải chứa ít nhất 0,8% akaloid toàn phần, độ tro không được quá 9%.

Tính vị, tác dụng cây ma hoàng

vị the, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, suyễn, lợi tiểu, tiêu phù.

Công dụng cây thuốc ma hoàng

Cây ma hoàng có tác dụng chữa cảm mạo, ho, viêm phế quản, hen suyễn.

Liều dùng 5 – 10g, dạng thuốc sắc.

Nhưng cần lưu ý tác dụng của rễ ma hoàng lại hoàn toàn ngược lại với cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh.

ngày nay được dùng làm thuốc cho cả đông và tây y.